PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG THÁI
Video hướng dẫn Đăng nhập

Các bạn đồng nghiệp thân mến !

Nhân dịp học sinh lớp 3 đã học nội dung Luyện từ và câu : Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?, đang học đến nội dung: Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?  Đồng thời học sinh lớp 4 đang học đến nội dung chủ ngữ, vị ngữ trong câu : Ai làm gì? Ai thế nào? tôi xin trao đổi cùng các bạn một số nội dung liên quan mà không ít giáo viên còn vướng mắc trong quá trình dạy dẫn đến nhiều học sinh còn nhầm khi thực hiện các yêu cầu. Vì nội dung khá dài cần nhiều ví dụ minh họa nên tôi dự kiến trao đổi cùng các bạn qua hai bài viết, đây là bài viết thứ nhất.

 Xin chân thành cảm ơn sự động viên quan tâm của  các bạn.

nhungtieuhochongthai@gmail.com

Trước khi bàn tới nội dung đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?  Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? chúng ta cần nắm chắc :  Trong chương trình Tiếng Việt hiện hành ở Tiểu học các em được học ba kiểu câu kể : Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? thực tế trong giảng dạy khi chuyển sang nội dung Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ? ; nội dung Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Rất nhiều học sinh còn lúng túng, nếu các em không được GV chỉ rõ thì sẽ nhầm cơ bản giữa hai cách đặt câu hỏi Thế nào? và Như thế nào? Làm gì ?và Để làm gì ?

Trước hết chúng ta cùng lưu ý tới ba kiểu câu  mà GV hỏi tác giả SGK trả lời như sau :

    GV hỏi: Các kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Khác nhau như thế nào?

 

 Trả lời : PGS tiến sĩ Đỗ Việt Hùng – Khoa ngữ văn ĐHSP Hà Nội I trả lời

Ba kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Là ba kiểu câu kể cơ bản. Về mặt ngữ pháp ba kiểu câu nói trên khác nhau chủ yếu ở vị ngữ:

  • Câu kể Ai làm gì? Có vị ngữ là động từ chỉ hoạt động, chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.
  • Câu kể Ai thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ vị.
  • Câu kể Ai là gì? Có vị ngữ là tổ hợp của từ « là ….” với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ vị.
  • Vì mỗi kiểu câu nói trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.

Về chức năng giao tiếp mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

  • Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét. Vd: Đây là bạn Nam. Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.
  • Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, của động vật hoặc tĩnh vật được nhân hóa.
  • Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

 

Căn cứ vào nội dung  tác giả SGK trả lời như trên và thực tế giảng dạy ta thấy : Trong ba kiểu câu kể trên thì kiểu câu Ai là gì?  Kiểu câu này rất dễ nên  HS không bị nhầm lẫn . Chúng ta tập trung phân tích đặc điểm của chủ ngữ , vị ngữ hai kiểu câu sau:

 

 

     Kiểu câu

 

Đặc điểm

 

Ai làm gì?

 

Ai thế nào ?

Đặc điểm của chủ ngữ

 

 

 

 

 

  • Chỉ người, động vật, ít khi chỉ bất động vật..
  • Trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì ?
  • Chỉ trả lời cho câu hỏi Cái gì ? khi sự vật nêu ở chủ ngữ đã được nhân hóa.
  • Chỉ người, động vật , bất động vật.
  • Trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì ? Cái gì ?

Đặc điểm của vị ngữ

 

 

 

 

 

 

  • Kể về hoạt động.
  • Là động từ( hoặc cụm động từ) chỉ hoạt động.
  • Miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái .
  • Là động từ( cụm động từ) chỉ trạng thái hoặc tính từ( cụm tính từ)
  • VN có thể là cụm chủ vị.VD Xe này gương đã  hỏng.( Xe này thế nào?)

 

 Trên cơ sở biết đặc điểm  mỗi kiểu câu, đặc điểm của vị ngữ ở mỗi kiểu câu trên để GV giúp HS hiểu rõ cách đặt câu hỏi trong từng  yêu cầu  sao cho chính xác.

VÍ dụ : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau:

1.Bạn Hoa  thật lộng lẫy.

 Bạn Hoa thế nào?

Nếu học sinh đặt câu hỏi :

 Bạn Hoa như thế nào? là không đúng.Vì không có kiểu câu Ai như thế nào?

2. Bạn Hoa trông lộng lẫy nhất hội thi.

Bạn Hoa trông lộng lẫy như thế nào?

Nếu trong trường hợp này học sinh lại đặt câu hỏi : Bạn Hoa thế nào ? là sai, hoặc HS đặt câu hỏi Bạn Hoa trông thế nào? cũng chưa chính xác.

 3. Bạn Hoa trông lộng lẫy nhất hội thi.

Bạn Hoa thế nào?

Nếu HS đặt câu hỏi Bạn Hoa như thế nào là sai.

Một số em đặt : Bạn Hoa làm gì? cũng sai vì “ trông” trong văn cảnh này không phải là động từ chỉ hoạt động của bạn Hoa , khác với “ trông” trong câu : Bạn Hoa trông em.

4. Bạn Lan múa rất dẻo.

Bạn Lan múa như thế nào?

Nếu HS đặt bạn Lan thế nào là sai?

5. Con voi rất khỏe.

Con voi thế nào?

Nếu học sinh đặt câu hỏi ; Con voi như thế nào ? là sai.

6. Con voi khỏe nhất trong các loài thú.

Con voi khỏe như thể nào ?

Nếu học sinh đặt câu hỏi : Con voi thế nào ? là sai.

7. Con voi khỏe nhất trong các loài thú.

Con voi thế nào ?

Nếu HS đặt câu hỏi : Con voi như thế nào ? là sai.

  Vì nội dung câu2 và câu 3 giống y hệt nhau ;   câu 6 và câu 7 giống y hệt nhau nhưng ở câu3 bộ phận in đậm khác với ở câu 2 ;  bộ phận in đậm ở câu 7 ta cần chú ý bộ phận in đậm lúc này khác với câu 6 nên cách đặt câu hỏi trong mỗi trường hợp là khác nhau hoàn toàn.

8. Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.

Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào ?

Trường hợp này bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào ? được đảo về trước từ chỉ hoạt động « nhìn » nên một số HS dễ nhầm. Nếu HS đặt Hai chị em thế nàolà sai.

  Vì HS lớp 2 ; 3 lại chưa được học CHỦ NGỮ ; VỊ NGỮ nên  nếu GV  không chú ý trong giảng dạy không phân biệt rõ ràng giữa hai cách đặt câu hỏi thì học sinh rất dễ nhầm .GV cần giúp HS hiểu rõ trả lời cho câu hỏi Ai thế nào ? nội dung trả lời cho « thế nào » là bộ phận chính của câu không thể thiếu trong câu đó. Ví dụ : Con voi rất khỏe. Trong câu này ta không thể bỏ «  rất khỏe »

 Còn trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?thì nội dung đứng trước cụm từ « như thế nào » đã gồm 2 bộ phận chính của câu , nội dung trả lời cho «  như thế nào » chỉ là bộ phận phụ trong câu đã là bộ phận phụ nên có thể lược bỏ . Vì nó chỉ có tác dụng làm rõ nghĩa cho hoạt động hoặc rõ nghĩa cho trạng thái hoặc làm rõ nghĩa cho tính chất đặc điểm nêu ra ở bộ phận chính thứ hai mà thôi. Ví dụ : Bạn Lan múa rất dẻo. Trong câu này ta có thể lược bỏ  «  rất dẻo » nội dung trả lời cho câu hỏi Như thế nào ? vì «  rất dẻo » chỉ có tác dụng  làm rõ nghĩa cho hoạt động múa, tương tự với nhiều trường hợp khác.Điều này khi dạy học sinh lớp 4 các em dễ tiếp nhận hơn.

  Do thực tế chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay không giới thiệu bổ ngữ là bộ phận phụ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc bổ sung ý nghĩa cho tính từ vì thế  trong SGK và sách nghiệp vụ không cắt nghĩa rõ ràng khi đặt câu hỏi Như thế nào ? thì trả lời cho  cho Như thế nào? chính là bổ ngữ.

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau với nội dung : Đặt và trả lời cho câu hỏi  Để làm gì ?

                                                           Trịnh Thị Nhung

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Với nhịp sống ngày càng sôi động của xã hội hiện đại thì vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng chiếm vị thế. Thế kỷ XXI đang đề cao vai trò của người phụ nữ, điều đó đò ... Cập nhật lúc : 12 giờ 59 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 06 - KH/ ĐU. ngày 2/2/2020 của Đảng ủy xã Hồng Dụ về Đại hội Chi bộ trực thuộc Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2023. Sáng ngày 19/2/2020 Chi bộ trường TH Hồng Thái đã long trọn ... Cập nhật lúc : 10 giờ 11 phút - Ngày 21 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng nước ta, một mốc son chói lọi trên đường phát triển của dân tộc. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 37 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2020
Xem chi tiết
Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hy vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, Người vẫn số ... Cập nhật lúc : 7 giờ 59 phút - Ngày 20 tháng 1 năm 2020
Xem chi tiết
Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Thầy và trò trường tiểu học Hồng Thái long trọng tổ chức chương trình Hội khỏe phù đổng cấp t ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 1 tháng 1 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 với mục tiêu phát triển năng lực học sinh, học tập trải nghiệm sáng tạo, hình thành kỹ năng sống, giáo dục đạo đức truyền thống của quê hương, đất nướ ... Cập nhật lúc : 12 giờ 23 phút - Ngày 30 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
Năm học 2018 - 2019 chi bộ đã giới thiệu và giúp đỡ đ/c Hà Thị Sao - quần chúng ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong quá trình theo dõi chi bộ xét thấy đồng chí Hà Thị Sao có nhiều ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 27 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước tri ân 37 năm ngày nhà giáo việt nam (20/11/1982 - 20/11/2019). Thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Đảng ủ ... Cập nhật lúc : 13 giờ 20 phút - Ngày 26 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Hòa chung không khí tưng bừng phấn khởi đó, tổ 1 – 2 - 3 ,Trường Tiểu học Hồng Thái ra sức thi đua lập thành tích mừng 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019) ... Cập nhật lúc : 9 giờ 33 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn – Đôi mắt giúp con người cảm nhận về thế giới quan một cách rõ ràng, sinh động, giúp quá trình lao động, vui chơi, giải trí của con người diễn ra một cách thuận ... Cập nhật lúc : 15 giờ 50 phút - Ngày 11 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
Báo cáo kết quả Hội giảng chào mừng ngày 08/3 và 26/3 năm học 2012 - 2013
Mẫu báo cáo, biên bản, phiếu kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013 của Phòng GD