PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG THÁI
Video hướng dẫn Đăng nhập

Các bạn đồng nghiệp thân mến !

   Sau khi Chuyện nàng Lan và Chuyện Chú Chính  tôi viết được Tạp chí “Thế giới trong ta” giới thiệu, tôi nhận được rất nhiều tâm sự chia sẻ khó khăn trong dạy chính tả trong đó có phân biệt d.r.gi và s/x . Có bạn tâm sự  và động viên tôi :  Chị viết   truyện phân biệt d/ r/ gi và s/x cho đủ bộ sưu tập vì đọc thế vui lắm mà rất dễ nhớ những trường hợp cần phân biệt bởi mỗi trường hợp gắn liền vào văn cảnh giao tiếp cụ thể. Nhận lời các bạn nhưng bận quá và  không gửi được tới  từng cá nhân nay tôi viết truyện ngắn này trân trọng gửi  các bạn như một việc rất nhỏ tôi chia sẻ khó khăn với các  bạn !  .

   Tôi xin trân trọng cảm ơn  sự  động viên của các bạn  !

  Kính chúc các bạn đón mùa 20 – 11 thật tưng bừng !

                                                                                 Kính thư

                                                                             Trịnh Thị Nhung

                                      

CHUYỆN DÌ GIANG

        Nhà dì Giang giáp giậu nhà ngoại tôi. Má tôi và dì là bạn tâm giao. Dù giờ mỗi người đã có sui gia nhưng đôi bạn già ấy tình cảm vẫn dạt dào.

     Má tôi kể : Dì Giang dáng dong dỏng, da dẻ hồng hào, lông mày lá răm, mũi dọc dừa,răng hạt bắp. Dì thích các món ăn dân dã như cơm rang,rau dền, dưa muối, riêu cua, canh rạm, cá rô cá diếc rán giòn. Dì dửng dừng dưng với bánh dẻo, bánh rán, bánh giò. Dì dị ứng với cà rốt rau rút. Dì sợ rắn sợ rết, sợ con dúi con  giun, sợ con giời leo con  sâu róm. Con gián con dế con dơi dì cũng sợ . Có lần bạn dọa dẫm con dơi dì co rúm người rồi rời rã chân tay ngã dúi  dụi. Dì thích hát giao duyên hát ru hát Ví Dặm. Dì giản dị không giồi phấn thoa son không  diện diêm dúa  chả đỏm dáng chỉ gióc tóc1 đuôi sam mà vẫn xinh. Việc gia đình cũng như việc chung dì chả dựa dẫm ai dì tự giác chả phải  giục. Dì nói năng không rườm rà mà giảng giải dễ hiểu. Dì chả giận dỗi gì ai, chả ruồng rẫy ai cũng chả diếc móc ai dù bạn dậm dọa sợ đến hết vía. Dì dịu dàng luôn dung hòa hòa giải  được mọi sự giận dữ  dàn xếp mọi sự rắc rối nên nhiều người bảo dì như sứ giả hòa bình. Dì hay bảo má : “Chị thì ruột để ngoài da”. Dì học giỏi nhưng không dè bỉu không giễu cợt bạn học dốt. Dì luôn răn mọi người  làm gì cũng phải dè dặt dè chừng, chứ : “Già néo đứt dây” và “Rút dây động rừng” nhưng chớ dềnh dàng quá dễ hỏng việc. Tính dì rộng rãi thương người rách rưới. Có lần dì và má đi xem diễn chèo gặp cụ già quần áo như giẻ rách và đi giẹo giọ, dò dẫm để hát rong xin ăn. Lúc đầu dì rơm rớm nước mắt rồi khóc rưng rức. Bấy giờ trông mặt dì rầu rầu rồi dì về dồn dịch hết tiền vốn riêng giữ lâu nay đem ra cho  cụ già. Má khen dì tính dễ dãi khéo tay dám nghĩ dám làm. Dì chưa  bỏ dở dang việc gì bao giờ. Là nữ giới nhưng dì dán diều giỏi hơn cả nam giới. Dì bó giễ đan giần, đan rổ rá đan rọ đan giỏ đan giành đan rế, giậm khó thế dì cũng đan được đầy nam giới giỏi giang sao bằng dì. Có lần dì róc mấu tre   xui xẻo  dằm đâm vào tay rất sâu đau lắm má rút dằm giúp dì dù đau dì  không rên rỉ .

      Dì rất ghét người nào nói dóc mà làm ăn dối dá và người nào hay dương dương tự đắc. Má và dì vui buồn đều có nhau. Dưới trăng rằm tiếng trống vang dồn, sân đình rộn rã  tiếng reo hò của lũ trẻ ranh má dì và lũ bạn chơi dung dăng dung dẻ, chơi rồng rắn lên mây và dun đẩy nhau ngã dúi mà vui. Rồi đàn chim ri ấy rước đèn đến chín rưỡi mười giờ mới tan.Dấp giọng má đọc liền những câu đồng dao “Dung dăng dung dẻ dắt trẻ đi chơi…” mà giờ trẻ ranh ít đọc. Dưới rặng phi lao, sóng lúa rì rào  dập dờn cánh én má cùng dì  giãi bày tâm sự  kể về giấc mơ của mình. Má mơ là giáo viên, dì mơ là kĩ sư nông nghiệp.Mưa dầm dề, gió rét cắt da rồi khi nắng giãy cả khi giông gió mưa ràn rạt gió giật dữ dội cả hai không dao động vẫn theo đuổi giấc mơ đẹp. Đôi bạn giúp nhau ròng rã thời gian dài. Dì giúp má những bài về dung dịch về sự dao động của con lắc về hiện tượng giao thoa về ròng rọc kép. Má hướng dẫn gì đọc diễn cảm, lập dàn bài và diễn giải về Truyện Kiều. Cả hai  giùm giúp nhau giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa khi  rỗi rãi, láng giềng ai cúng quý dì. Giấc mơ ấy đã thành sự thực. Tháng Giêng năm Giáp Dần  má và dì cùng nhận giấy báo nhập học. Hai gia đình rối rít lo giấy tờ dồn dập  để má và dì kịp dời quê ra Hà Nội học. Dăm bữa nửa tháng dì và má lại thư cho nhau. Thư dì kể dì giong ruổi  qua sông Gianh tới rừng đặc dụng để giáo viên hướng dẫn nghiên cứu giống cây. Dì du lịch ở Tây Nguyên biết nhà rông, dự hội đâm trâu nghe tiếng trâu rống dì thương nó lắm. Dì dự lễ cúng Giàng cùng bà con dân tộc Gia Rai. Dì  đi thực tập ở viện giống cây trồng cũng  giâm cây cũng rây rây hạt giống, gieo mạ giặm lúa giống nông dân. Dì  đi dã ngoại xem dân làm giấy dó xem múa rối múa rồng. Rồi dì tham gia cùng giáo dân đón Giáng sinh có dàn nhạc  biểu diễn rất hay. Thư má kể giáo sinh ngoài giờ học ở giảng đường còn bận soạn giáo án bận tập giảng rồi giao lưu văn nghệ chứ chả được dã ngoại như dì. Má bảo  lúc đọc thư dì là lúc thư giãn nhất. Hai bạn tâm giao chúc nhau dồi dào sức khỏe, hẹn khi ra trường rảnh rang đi du lịch thời gian dài dài. Dì được rinh quà thưởng vì tốt nghiệp loại  giỏi. Hiện giờ dì là giám đốc viện giống cây trồng. Chồng dì là giám đốc kinh doanh giầy dép da  vừa được vinh danh doanh nhân giỏi . Con gái  dì là giáo viên giảng dạy ở trường dược, con rể dì là giáo viên dạy võ giu-đô.

     Biết tin dì bị đau dạ dày má rủ tôi ra thăm dì nhưng vì giữa năm học  tôi dùng dằng mãi chưa đi được. Má bảo dăm tuần mà nghe dài dằng dặc. Má dằn vặt day dứt  không yên. Nhân dịp nghỉ Giỗ Tổ  má và tôi ra Gia Lâm thăm dì. Quà biếu dì là cân giò bò, quả sầu riêng, dăm chục bánh gio, gói quả dành dành. Giữa bến Gia Lâm xe cộ rộn rịp, đầu tôi nóng rát người dâm dấp mồ hôi hai má con chưa kịp hỏi dò đường thì dì nhận ra má, reo rối rít. Tôi líu díu chào dì, dì dẫn má con tôi về chuyện râm ran cả mấy gian nhà rộng. Má tôi hỏi : “Bệnh đau  dạ dày dạo này thế nào chị sốt ruột lắm giờ mới ra  thăm dì được?” Dì bảo : “ Năm nay em bị giông đấy nên đầu năm dạ dày đau quá, dạo này dạ dày  hết đau rồi nhờ có thuốc gia truyền đặc trị  đấy chị ạ! ”

  Rồi dì kể : Dịp dạ dày đau dữ dội dì rên rẩm suốt, da xanh rờn .Dì gầy rộc rạc mặc áo rộng huếch rộng hoác mặc quần thì rúm ró. Dì  chỉ ru rú ở nhà dặt dẹo lắm, chồng con giúp dì mọi việc. Bây giờ  dì khỏe bình thường rồi không ro ró ở nhà như lúc ốm. Nghe vậy má rân rấn nước mắt. Má động viên dì giông tố qua rồi ráng uống thuốc theo hướng dẫn. Nói rồi mà giở gói dành dành ra dặn dì rành rọt : “Tôi dành dụm cho dì ít  quả dành dành làm thuốc chữa bệnh dạ dày rất tốt. Dì giữ gìn đừng để mốc giờ khó tìm lắm, mà đau dạ dày thì  bỏ cơm rang thôi!”  phút giây đó tôi thấy má và dì không còn ranh giới bạn bè nữa  mà hơn chị em ruột.

     Giờ tận mắt tôi thấy dì duyên dáng hơn má kể. Tóc dì dài, dày bóng giống như dưỡng dầu dừa. Nốt ruồi son dưới cằm duyên lắm. Da  dì  không hề rám như da má. Tôi rụt rè dò hỏi :

- Dì có dưỡng da không ?

Dì nhìn tôi  rồi trả lời dí dỏm:

- Giàu tại phận trắng tại da, da đen đánh phèn không trắng mà da trắng phơi nắng không đen, cô giáo ạ!

Thấy dì rôm rả tôi hỏi dấn thêm :

- Bây giờ dì còn sợ dơi sợ dế không ?

Dì gật đầu :

- Giảm nhiều rồi hơi run thôi, chứ trước bị dứ dứ là rùng rợn rụng rời chân tay khóc ré ngay.

Nói rồi dì lục từ tủ ra đồ toàn r / d  và nói rang rang :

-Roi, rong biển, hạt dẻ, dâu,  dưa,dừa, dứa… dành chờ khách đây. Hôm nay chồng con dì  đi du lịch Hà Giang mấy ngày cơ .

Tôi giúp dì sắp bữa có dọc ráy riêu cua,giăm bông .

Thấy dì dùng dĩa  giằm giằm món gì deo dẻo, tôi hỏi :

-Ruốc à dì ?

-Rươi đấy ! Rươi rán nhiều dinh dưỡng nhất .

Dặt dặt miếng chả rươi, dì nói như giải thích :

- Rán chả rươi chớ để lửa rần rật mà  lửa lom dom thôi mới dậy mùi .  Giò nhiều dinh dưỡng nhưng dì ít dùng vì dì sợ gia giảm rởm.

   Dưới bóng giàn hoa giấy má và dì chuyện rôm rả tưởng không dứt ra được. Dì kể : Dì hay dán diều thả diều cùng nam giới nên khi viết chính tả phân biệt r/d/gi dì viết rất chuẩn. Dì dọn giọng, đọc rõ ràng :

“Dán diều dán hết buổi chiều

Vì trời đứng gió nên diều quay quay

Hay diều chê ngắn tầm dây

Không lên kịp gió kịp mây kịp trời

Gió kia đã nổi lên rồi

Dây này tôi nối xin mời diều lên.”

  Dì viết chuẩn r/d/gi được cô giáo và các bạn vỗ tay giòn giã, nhiều bạn viết sai rồi dập xóa cô rầy la hoài.

   Dù làm gì dì vẫn nhớ nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi đó thời giặc giã má và dì đi chăn dê và đi học phải đội mũ rơm. Dì nhớ sông quê có doi đất cửa sông rộng dăm giạng chân mỗi khi nước ròng dì hay dận gót chân trên cát má khen giống chân Cô Tấm. Giêng hai chả nhà ai còn đủ giạ thóc phải dỡ khoai ăn, tháng tám cùng nhau  đi bắt dam3.Dì nhớ vườn ngoại ríu rít tiếng chim dồng dộc4 có lần  ngoại đã rấp rào mà dì và má vẫn dòm dỏ tìm đồ ăn vặt. Giữa trưa giắt dao và dây vào người dì cùng má dong dắt nhau qua vườn dong riềng rậm rạp  đến giáp gốc duối rồi dòng dây giật dái mít đem dầm  dúm muối ớt ăn cay đỏ cả dái tai. Nhiều ráng chiều nhìn mây  giăng giăng phiêu diêu giữa trời dì nhớ da diết cánh diều  no gió bay cùng tiếng sáo réo rắt giữa trời cao. Sấm rền mưa rào  đầu mùa dì nhớ cùng má bắt cá rô rạch ngược dòng. Giỏ cá rô rộn rạo ngày nào dì vẫn nhớ y nguyên.

    Má kể ngày dì đi xây dựng gia đình cô dâu chú rể rất giản dị. Cô dâu chỉ có một  chiếc rương nhỏ. Cô dâu diện áo dài dân tộc nhưng không có dây chuyền làm duyên.  Chú rể diện sơ mi trắng mang bó hoa dơn đón dâu cười rạng rỡ. Lễ cưới đơn giản không rườm rà mà rất vui.

   Đôi bạn già ôn lại giai đoạn bao cấp gian nan lắm. Dì kể : Một lần ở cửa hàng mậu dịch quốc doanh, dì gặp dân quân, du kích, giáo viên…  xếp hai hàng dọc  mua dầu mua diêm về dùng. Dì gặp cô bạn  ngọng r/d/gi và n/l nhưng vô tư nói rang rang “ Riêng hai mưa dét rầm rề dút  dạ dơm  về ướt dủn. Con râu được rao riết  con gà rò và  dán cá no nắm vì rí riêm mãi dơm chả cháy mới dót rầu hỏa nhóm. Bố chồng nhìn thấy kêu ối rời ơi tưởng rầu dò dỉ đi đâu thì da râu nhà mình đốt. Con râu  mới no sợ dun dẩy  dất dái với bố chồng .” Dì dứt lời cả ba chúng tôi cười rũ rượi nước mắt giàn giụa. Má dừng lại  hỏi : “Thế  có ai bảo sao không ?”

-Thì em  nói đùa phải sửa đi chứ nói thế thì  rạch mồm ra rồi bỏ giam giờ! Nó giảnh tai nghe em hướng dẫn rồi sửa lại : “ Giêng hai mưa rét dầm  dề rút rạ rơm về ướt rủn. Con dâu được giao giết con gà giò và  rán cá lo lắm vì dí diêm mãi rơm chả cháy mới rót dầu hỏa nhóm. Bố chồng nhìn thấy kêu: Ối giời ơi tưởng dầu rò rỉ đi đâu thì ra cọn dâu nhà mình đốt. Con dâu  mới lo sợ run rẩy  rất rái( rất ngượng) với bố chồng.”Em dặn cô ta nhớ nói viết cho đúng chứ  thế  chả ra gì như người dớ da dớ dẩn đấy ! Cô ta dấm da dấm dẳn  “ Biết dồi, thấy người ta rốt cứ rặn mãi.”  Chúng tôi lại cười rũ rượi . Tôi hỏi : “ Dì giận cô bạn ấy  chứ ?” Dì bảo “ Giận dữ gì giận con rận đốt cái áo à !”

    Dì đổi giọng chuyển nội dung công việc của dì: nông dân, ngư dân, diêm dân họ gian khổ nhất rất cần giúp đỡ  về khoa học. Trại giống do dì  làm giám đốc cung cấp nhiều giống cây có giá trị giúp dân làm giàu. Nông dân bây giờ muốn giàu phải giỏi .Ví dụ : Có giống lúa kháng rầy dù dì đã chuyển giao kĩ thuật gieo mạ sân không gieo mạ dược. Cấy ít dảnh thôi mà nên giăng dây cho thẳng nghe dường như đơn giản  nhưng dân cấy nhiều dảnh dày như giâm gặp mưa rả rích dân lại rắc đạm lai rai lúa bị rầy phá rượp. Nhìn ruộng lúa bị rầy phá  chỉ rơi rớt vài  bông nhỏ như mấy gié thóc mà dì đau rứt ruột. Nên có dịp dì cùng  nông dân gieo cấy, giặm lúa và giám sát việc chăm sóc lúa ròng rã đến lúc thu hoạch. Lúa không bị rầy phá dân mừng rỡ muốn giữ rịt cô kĩ sư. Còn dì dần dần hết sợ giun dế, do dày dạn với sương gió  nên sức  dẻo dai dù đôi lần bàn chân bị rỗ bàn tay ram ráp và bị rộp da do nắng. Có người bảo dì : “ Ôm rơm rặm bụng” dì bảo “ Giúp dân việc gì phải ráng làm cho rõ ràng rành mạch, diễn giải cụ thể, làm ráo riết đừng để dây dưa  chứ kiểu trống giục cờ dong rầm rộ nghe rùm beng rồi đánh trống bỏ dùi và giẫm chân tại chỗ còn làm  dở giăng dở đèn dở dơi dở chuột thì kết quả dở ẹc. Mình là rường cột phải ráng hơn chứ sai một li đi một dặm .”Trại giống còn cung cấp cho nông dân giống dứa, giống dâu ăn quả dễ trồng quả không cần rấm mà chín đều . Giống dâu này giêng hai chỉ giâm cành dâu lên dữ lắm.

     Chiều Gia Lâm nắng vàng rực rỡ, dì dẫn má con tôi thăm vườn  bưởi giống, vườn rặt một loại bưởi da xanh. Trong vườn rải rác vài chùm hoa bưởi trái mùa vẫn đủ rủ rê những cánh bướm rập rờn giỡn hoa trong nắng. Dì bảo phải có rãnh thoát nước cho ráo không úng bưởi dễ chết rột  nên bưởi này có thể trồng cả ở rẻo cao. Dì giâm cây chỗ râm mát khi rễ già mới trồng. Bưởi da xanh ruột lại vàng ăn giôn giốt và giòn chứ không dai. Bà ăn rở mà được quả bưởi này thì  mừng rơn. Bưởi da xanh ngon  hơn bưởi Diễn và không dễ rụng nên chả cần rao bán giáp tết khách rục rịch đến làm giá giao dịch diễn ra rộn rã lắm. Dịp tới dì sẽ xuất giống bưởi cho nông dân Bắc Giang họ đã giam tiền rồi. Bây giờ người tiêu dùng thích dùng hàng Việt nên bưởi da xanh được giá lắm.

  Má bảo dì Giang rù rà rù rì thế mà giờ giỏi giang thật làm rạng danh cả dòng họ .

    Từ vườn giống về dì rủ má con tôi vào siêu thị . Dì bảo hàng hóa  giờ đa dạng lắm, để kích cầu các doanh nghiệp giảm giá  hàng gia dụng  rất rẻ . Dì giúp tôi chọn vải may áo dài, giầy dép da, ví da, dây lưng, khăn rằn. Dì giục má thử áo dài có dập ren để dì mua tặng. Má cười: “Giáo viên tiêu dùng dè sẻn thôi chả rủng rỉnh như đại gia đâu”. Nói vui vậy chứ dù dư dả nhưng dì vẫn dung dị như trước.

   Tối ấy ba chúng tôi ngủ chung giường.Má và dì chuyện rì rà rì rầm mãi Đôi bạn già dặn nhau cần thể dục dưỡng sinh giữ gìn sức khỏe. Cứ nghĩ cô nàng ngọng thỉnh thoảng tôi lại cười rúc rích. Dì quay ra dặn riêng tôi :“Mỗi giáo viên cần tự bồi dưỡng chuyên môn giúp việc giảng dạy thuận lợi, có như vậy chất lượng giáo dục mới duy trì tốt. Giáo viên cũng luôn giữ gìn danh dự nhà giáo, cần rèn giũa con cái vì nhân dân luôn dõi theo việc học của con giáo viên đấy .”

  Nghe đôi bạn tâm giao chuyện rôm rả và giờ dì dặn thế tôi giật mình, trộm nghĩ: “ Đôi bạn già nói chuyện toàn r/d/gi mà chuẩn không phải chỉnh còn mình phải dùng từ điển  đọc kĩ giải nghĩa mới dám dùng chứ nói nhiều vậy chắc gì  đúng!”

    Hôm sau, từ sớm má con tôi đã rục rịch dọn đồ mà bịn rịn mãi mới dứt ra được. Chỉ tôi má nói : Cháu dì rù rờ thế mà có duyên viết truyện ngắn phân biệt chính tả khối giáo viên thích. Bất ngờ dì  giật tay tôi hỏi :

- Thật vậy à ? Thế trán dô của dì viết gì nữa đây?

Tôi mạnh dạn nêu dự  định của mình :

-Thì cháu dự kiến viết  kể  dì Giang sợ giun sợ dế và có cô bạn ngọng r/d/gi, dì có giận cháu không?

- Dà!Vẽ chuyện !Giận dỗi gì cô giáo!

  Được má dìu dắt và giới thiệu thêm dì rộng lòng bao dung tôi mừng rơn rạo rực hẳn lên .Tôi nói thật rành rọt : Nhất định cháu viết Chuyện dì Giang gửi Tạp chí Thế giới trong ta dì ráng chờ nhé!

 

Ghi chú :gióc tóc : bện tóc

              giông        :  còn viết dông

              dam :       cua đồng

              dồng dộc : một loại chim cùng họ với chim sẻ,mình nâu đầu vàng.

 

Con số ấn tượng vượt lên chính mình: Trong Chuyện dì Giang có 1220 chữ bắt đầu bằng r / gi/d trong đó có 566 chữ được bắt đầu bằng  d ; 296 chữ được bắt đầu bằng  gi và 358 chữ bắt đầu băng  r   . Có 119  cặp từ cần phân biệt  d/gi/ r

 

 

TT

d

r

gi

TT

d

r

gi

1

da

ra

gia

61

dẻo

rẻo

 

2

giá

62

di

ri

 

3

già

63

4

giã

64

dịch

rịch

 

5

dả

rả

giả

65

diêm

riêm

 

6

dạ

rạ

giạ

66

diêng

riêng

giêng

7

dác

rác

giác

67

diềng

riềng

 

8

dai

rai

giai

68

diết

riết

giết

9

dái

rái

 

69

diêu

riêu

 

10

dãi

rãi

giãi

70

dịp

rịp

 

11

dải

rải

giải

71

dinh

rinh

 

12

dam

ram

giam

72

díu

ríu

 

13

dám

rám

giám

73

do

ro

gio

14

dâm

râm

giâm

74

gió

15

dăm

răm

 

75

giò

16

dấm

rấm

 

76

 

17

dầm

rầm

 

77

dỗ

rỗ

giỗ

18

dằm

rằm

giằm

78

dỏ

 

giỏ

19

dẫm

 

giẫm

79

dọ

rọ

giọ

20

dạm

rạm

 

80

dờ

rờ

 

21

dậm

rậm

giậm

81

dỡ

rỡ

giờ

22

dặm

rặm

giặm

82

dở

rở

giở

23

dan

ran

gian

83

dóc

róc

 

24

dán

rán

gián

84

dọc

rọc

          

25

dàn

ràn

giàn

85

doi

roi

 

26

dân

Rân

 

86

dộc

rộc

 

27

dấn

rấn

 

87

dối

rối

 

28

dần

rần

 

88

dồi

rồi

giồi

29

dận

rận

giận

89

dỗi

rỗi

 

30

dặn

rặn

 

90

dơi

rơi

 

31

dang

rang

giang

91

dời

rời

 

32

dáng

ráng

giáng

92

dơm

rơm

 

33

dàng

ràng

giàng

93

dốn

rốn

 

34

dăng

răng

giăng

94

dơn

rơn

 

35

dằng

rằng

giằng

95

dờn

rờn

giờn

36

dạng

rạng

giạng

96

dong

rong

 

37

danh

ranh

gianh

97

dòng

ròng

 

38

dành

rành

giành

98

dông

rông

giông

39

dảnh

rảnh

giảnh

99

dồng

rồng

 

40

dao

rao

giao

100

dống

rống

giống

41

dáo

ráo

giáo

101

dốt

rốt

giốt

42

dào

rào

 

102

dọt

rọt

 

43

dạt

rạt

 

103

du

ru

giu

44

dạo

rạo

 

104

giũ

45

dáp

ráp

giáp

105

dữ

 

giữ

46

dấp

rấp

 

106

dục

rục

giục

47

dắt

rắt

 

107

dúm

rúm

 

48

dặt

rặt

giật

108

dùm

rùm

 

49

dâu

râu

 

109

dứt

rứt

 

48

dầu

rầu

 

110

dun

run

giun

49

dậu

 

giậu

111

dủn

rủn

 

50

dây

rây

giây

112

dùng

rùng

 

51

dầy

rầy

giầy

113

dưng

rưng

 

52

gié

114

dút

rút

 

53

 

115

dụng

rụng

 

54

dế

rế

 

116

dừng

rừng

 

55

dề

rề

 

117

dưới

rưới

 

56

dễ

rễ

giễ

118

dương

rương

 

57

 

119

dường

rường

giường

58

dẻ

rẻ

giẻ

 

 

 

 

59

dền

rền

 

 

 

 

 

60

deo

reo

gieo

 

 

 

 

 

 

                                                      Hồng Thái, tháng 8 năm 2015

                                                 Trịnh Thị Nhung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Với nhịp sống ngày càng sôi động của xã hội hiện đại thì vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng chiếm vị thế. Thế kỷ XXI đang đề cao vai trò của người phụ nữ, điều đó đò ... Cập nhật lúc : 12 giờ 59 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 06 - KH/ ĐU. ngày 2/2/2020 của Đảng ủy xã Hồng Dụ về Đại hội Chi bộ trực thuộc Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2023. Sáng ngày 19/2/2020 Chi bộ trường TH Hồng Thái đã long trọn ... Cập nhật lúc : 10 giờ 11 phút - Ngày 21 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng nước ta, một mốc son chói lọi trên đường phát triển của dân tộc. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 37 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2020
Xem chi tiết
Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hy vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, Người vẫn số ... Cập nhật lúc : 7 giờ 59 phút - Ngày 20 tháng 1 năm 2020
Xem chi tiết
Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Thầy và trò trường tiểu học Hồng Thái long trọng tổ chức chương trình Hội khỏe phù đổng cấp t ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 1 tháng 1 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 với mục tiêu phát triển năng lực học sinh, học tập trải nghiệm sáng tạo, hình thành kỹ năng sống, giáo dục đạo đức truyền thống của quê hương, đất nướ ... Cập nhật lúc : 12 giờ 23 phút - Ngày 30 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
Năm học 2018 - 2019 chi bộ đã giới thiệu và giúp đỡ đ/c Hà Thị Sao - quần chúng ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong quá trình theo dõi chi bộ xét thấy đồng chí Hà Thị Sao có nhiều ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 27 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước tri ân 37 năm ngày nhà giáo việt nam (20/11/1982 - 20/11/2019). Thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Đảng ủ ... Cập nhật lúc : 13 giờ 20 phút - Ngày 26 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Hòa chung không khí tưng bừng phấn khởi đó, tổ 1 – 2 - 3 ,Trường Tiểu học Hồng Thái ra sức thi đua lập thành tích mừng 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019) ... Cập nhật lúc : 9 giờ 33 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn – Đôi mắt giúp con người cảm nhận về thế giới quan một cách rõ ràng, sinh động, giúp quá trình lao động, vui chơi, giải trí của con người diễn ra một cách thuận ... Cập nhật lúc : 15 giờ 50 phút - Ngày 11 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
Báo cáo kết quả Hội giảng chào mừng ngày 08/3 và 26/3 năm học 2012 - 2013
Mẫu báo cáo, biên bản, phiếu kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013 của Phòng GD